Thần Lương Hằng Ngày

Tuần XV Thường Niên

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa, 

Nếu để ý chúng ta sẽ thấy Giáo Hội cố ý chọn đọc toàn bộ PVLC cho Chúa Nhật hàng tuần,

và không phải tuần trước không liên hệ gì tới tuần sau đó hay tuần trước đó. 

Và Giáo Hội thực sự là chọn đọc PVLC từ tuần này đến tuần kia theo chủ đề theo mùa phụng vụ.

Chẳng hạn giai đoạn Mùa Thường Niên sau Mùa Phục Sinh vẫn tiếp tục chủ đề Sự Sống của Mùa Phục Sinh,

một sự sống đã được bắt nguồn từ cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô, và được thông ban bởi Thánh Thần, Đấng ban sự sống,

Đấng Hiện Xuống để qua Giáo Hội vừa là chứng nhân vừa là thừa tác của Chúa Kitô canh tân bộ mặt trái đất.

PVLC Chúa Nhật XV Thường Niên Năm A này đã cho thấy rõ chiều hướng sự sống của Mùa Thường Niên sau Mùa Phục Sinh,

ở chỗ, Giáo Hội đã bỏ hẳn đoạn 12 của Phúc Âm Thánh Mathêu, để từ đoạn Phúc Âm cuối cùng của đoạn 11 trong Chúa Nhật XIV tuần trước,

sang ngay đầu đoạn Phúc Âm 13 cho Chúa Nhật XV tuần tới đây, bởi vì trọn đoạn Phúc Âm 12 không hợp với chủ đề sự sống cho bằng đầu đoạn 13.

Thật vậy, nếu Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật XIV Thường Niên Năm A, ở phần 1 trong 2 phần, liên quan đến Ý của Chúa Cha muốn mạc khải cho kẻ bé mọn "những sự ấy",

nhờ đó sự sống nơi những ai bị mệt mỏi và gánh nặng chỉ muốn buông bỏ được tăng bổ đức tin để họ càng cảm thấy ách của Chúa thì êm ái và gánh của Chúa thì nhẹ nhàng,

thì ở Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật XV Năm A tới đây liên quan đến sự sống từ Lời Chúa rơi xuống như mưa tuyết trổ sinh (Bài Đọc 1), khiến cho mọi tạo vật đang rên xiết được giải thoát,

được thông phần vào sự tự do vinh hiển của con cái Thiên Chúa (Bài Đọc 2), thành phần lãnh nhận hạt giống Lời Chúa như một mảnh đất tốt đã sinh gấp 30, 60, 100% (Bài Phúc Âm).

Theo chiều hướng sự sống phát sinh từ hạt giống Lời Chúa, theo gương của các thánh nhân sống Lời Chúa được Giáo Hội tưởng kính trong tuần, 

chúng ta cùng nhau cử hành Lời Chúa "là thần linh và là sự sống" (Gioan 6:69) trong PVLC Tuần XV ở những cái links sau đây:

Đaminh Maria cao tấn tĩnh

-------------------------------------------------------------------------

Tuần XV Thường Niên

CNXV-A.mp3 / 

https://youtube.com/live/ocYmZKtpTMo (Mưa Tuyết trổ sinh)

DTCPhanxico-HuanTuTruyenTinCNXV-A.mp3

LeMeCarmelo.mp3 / 

https://youtu.be/ACp7Pt3iGOI (16/7 - Chúa Nhật)

Thu.2.XVTN.mp3

Thu.3.XVTN.mp3 

ThanhCamiloLellis.mp3 / 

https://youtu.be/uipRsWbmRbY (18/7 - Thứ Ba)

Thu.4.XVTN.mp3 (2018) / MTN.XV-4.mp3 (2021)

Thu.5.XVTN.mp3 (2018) / MTNXV-5.mp3 (2021)

Thu.6.XVTN.mp3 

ThanhLaurensoBrindisi.mp3 / 

https://youtu.be/sHDa_A0OzGo (21/7 - Thứ Sáu)

Thu.7.XVTN.mp3

 LeThanhMaiDeLien.mp3 (2018)

ThanhMariaMaiDeLien.mp3 (2019) / 

https://youtu.be/vbszlJWJgrw (22/7 - Thứ Bảy)

---------------------------------------- 


Cảm Nghiệm Lời Chúa

Căn cứ vào diễn tiến của Phụng Vụ Lời Chúa, chúng ta thấy tính cách liên tục về nội dung và ý nghĩa của Phụng Vụ Lời Chúa được Mẹ Giáo Hội cố ý tuần tự dọn ra cho con cái của mình mỗi Chúa Nhật hằng tuần.

Thật vậy, nếu Chúa Nhật XIV tuần trước, Chúa Giêsu đã đề cập tới "những điều ấy", như đã chia sẻ, là chính những điều về chính bản thân Người, một Mầu Nhiệm Thần Linh được Cha trên trời mạc khải cho thành phần bé mọn hơn là thành phần khôn ngoan thông thái, thì Chúa Nhật XV tuần này và 2 Chúa Nhật XVI và XVII tiếp theo, Giáo Hội đã hoàn toàn bỏ tất cả đoạn 12, và nhẩy sang đoạn 13 của Thánh ký Mathêu, đoạn về Mầu Nhiệm Nước Trời là chính Chúa Kitô được Người diễn tả bằng các dụ ngôn khác nhau. Và dụ ngôn đầu tiên đó là dụ ngôn về "người gieo giống" như thế này:

"Này đây, có người gieo giống đi gieo lúa. Trong khi gieo, có hạt rơi xuống vệ đường, chim trời bay đến ăn mất. Có hạt rơi xuống trên đá sỏi, chỗ có ít đất, nó liền mọc lên, vì không có nhiều đất. Khi mặt trời mọc lên, bị nắng gắt, và vì không đâm rễ sâu, nên liền khô héo. Có hạt rơi vào bụi gai, gai mọc um tùm, nên nó chết nghẹt. Có hạt rơi xuống đất tốt và sinh hoa kết quả, có hạt được một trăm, có hạt sáu mươi, có hạt ba mươi. Ai có tai thì hãy nghe".

Dụ ngôn chính yếu về "người gieo giống" nhưng nội dung lại chỉ liên quan đặc biệt đến hạt giống cùng với 4 môi trường đón nhận khác nhau của nó: vệ đường hững hờ, đá sỏi cứng cỏi, bụi gai phân tâm và đất tốt đáp ứng. Tuy nhiên, chính yếu vẫn là "người gieo giống" liên quan đến đường lối hay cách thức gieo giống của người này: một là "người gieo giống" trong dụ ngôn này không chuyên nghiệp trong việc gieo giống, chẳng biết gieo giống là gì, chẳng biết gieo làm sao cho đúng nơi đúng chỗ; hai là "người gieo giống" ấy có quá nhiều hạt giống trong kho lẫm của mình nên bất cần những hạt giống gieo xuống có văng đi đâu cũng chẳng thiệt hại gì!

Đúng thế, giả thuyết thứ hai có vẻ đúng hơn. Ở chỗ, "Thiên Chúa là Đấng giầu lòng xót thương" (Epheso 2:4) không phải chỉ ban ơn phúc của Ngài cho những ai tốt lành tài năng (có một tấm lòng như đất tốt), còn người xấu xa kém cỏi (có một tấm lòng như vệ đường, sỏi đá hay bụi gai) thì không.

Là Đấng dựng nên tất cả mọi người và từng người, Thiên Chúa biết ai cũng cần đến ân sủng của Ngài, cần đến mạc khải thần linh của Ngài là Đức Giêsu Kitô để có thể được cứu độ, thì Ngài không thể nào không tỏ ra cho họ một cách nào đó, hợp với khả năng nhận thức và cuộc đời của họ. Bằng không, Ngài là một Thiên Chúa thiên vị, bất công, thưởng phát bất phân minh.

Còn trách nhiệm của thành phần lãnh nhận ơn của Ngài và mạc khải của Ngài thì thuộc về kẻ lãnh nhận. Đó là lý do, trong phần dẫn giải dụ ngôn (không buộc đọc), Chúa Giêsu đã ghép hạt giống gieo xuống đồng hóa với chính lãnh nhận nhân:

"Hạt rơi trên đá sỏi là kẻ khi nghe lời giảng, thì tức khắc vui lòng chấp nhận, nhưng không đâm rễ sâu trong lòng nó, đó là kẻ nông nổi nhất thời, nên khi cuộc bách hại, gian nan xảy đến vì lời Chúa, thì lập tức nó vấp ngã. Hạt rơi vào bụi gai là kẻ nghe lời giảng, nhưng lòng lo lắng việc đời, ham mê của cải, khiến lời giảng bị chết nghẹt mà không sinh hoa kết quả được. Hạt gieo trên đất tốt là kẻ nghe lời giảng mà hiểu được, nên sinh hoa kết quả đến nỗi có hạt được một trăm, có hạt sáu mươi, có hạt ba mươi".

Trước khi gieo xuống một trong 4 môi trường đón nhận nào đó, thì "hạt giống", như Chúa Giêsu dẫn giảichính là "lời giảng về Nước Trời", thế nhưng khi đã rơi xuống và chạm đến một nơi nào đó thì "lời giảng về Nước Trời" này lại hoàn toàn lệ thuộc vào môi trường của nó, để có thể đâm mộng nẩy mầm và phát triển cùng sinh hoa kết trái theo bản chất hạt giống của nó cho tới khi nó đạt được trọn vẹn tầm vóc hạt giống ấn định của nó, đúng như Lời Chúa phán trong Sách Tiên Tri Isaia trong Bài Đọc 1 hôm nay:

"Như mưa tuyết từ trời rơi xuống và không trở lên trời nữa, nhưng chúng thấm xuống đất, làm cho đất phì nhiêu, cây cối sinh mầm, cho người gieo có hạt giống, cho người ta có cơm bánh ăn, cũng thế, lời từ miệng Ta phán ra sẽ không trở lại với Ta mà không sinh kết quả, nhưng nó thực hiện ý muốn của Ta, và làm tròn sứ mạng Ta uỷ thác".

Vấn đề được đặt ra ở đây là nếu theo nguyên tắc và về phía "người gieo giống"lời từ miệng Ta phán ra sẽ không trở lại với Ta mà không sinh kết quả, nhưng nó thực hiện ý muốn của Ta, và làm tròn sứ mạng Ta uỷ thác", mà thực tế và về phía nhân loại lại hoàn toàn khác hẳn, ở chỗ đất tốt là môi trường đáp ứng duy nhất trong 4 môi trường đáp ứng Lời Chúa, thì làm sao lại xẩy ra chuyện "sẽ không trở lại với Ta mà không sinh kết quả"!

Vậy "kết quả" ở đây là gì? Nếu không phải là những gì Thiên Chúa muốn, những gì "người gieo giống" muốn, đều được nên trọn đúng như ý muốn của Ngài, như chính Ngài đã khẳng định: "nó thực hiện ý muốn của Ta, và làm tròn sứ mạng Ta uỷ thác", nghĩa là nó chứng thực "Thiên Chúa là Đấng giầu lòng xót thương" tất cả mọi người và từng người, bất kể họ là thành phần tốt xấu hay lành dữ: "Ngài làm cho mặt trời mọc lên trên kẻ lành người dữ và làm mưa xuống trên người công chính và kẻ bất chính" (Mathêu 5:45).

Nếu nơi mầu nhiệm Nhập Thể, mầu nhiệm gieo giống, Con Thiên Chúa là Lời hằng ở cùng Cha (xem Gioan 1:1) "đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14), "là ánh sáng chiếu trong tăm tối, một tối tăm không át được ánh sáng" (Gioan 1:5), thì nơi Mầu Nhiệm Vượt Qua Lời của Con mình, Ngài còn có thể biến dữ thành lành, chết thành sống, như Ngài đã thực hiện nơi Con của Ngài là Đức Giêsu Kitô, Đấng đã Vượt Qua sự chết mà vào sự sống, Đấng sống lại từ cõi chết, tức là Người đã đi vào tận thâm cung bí ẩn nhất của chết chóc, của sự dữ, để biến căn tính tối tăm khổ nạn thành ánh sáng phục sinh, biến nọc độc chết chóc tử giá thành sự sống vinh quang, chẳng những cho riêng con người mà còn cho chung toàn thể tạo vật nữa. Và đó là tất cả ý nghĩa của lời Thánh Phaolô trong Thư Roma ở Bài Đọc 2 hôm nay: 

"Anh em thân mến, tôi nghĩ rằng những đau khổ ở đời này không thể sánh với vinh quang sắp tới sẽ được mạc khải cho chúng ta. Vì chưng các tạo vật ngóng trông sự mạc khải của con cái Thiên Chúa. Các tạo vật đã phải tùng phục cảnh hư ảo, không phải vì chúng muốn như vậy, nhưng vì Ðấng đã bắt nó phải tùng phục với hy vọng là các tạo vật sẽ được giải thoát khỏi vòng nô lệ sự hư nát, để được thông phần vào sự tự do vinh hiển của con cái Thiên Chúa. Vì chúng ta biết rằng cho đến bây giờ, mọi tạo vật đều rên siết và đau đớn như người đàn bà trong lúc sinh con. Nhưng không phải chỉ có các tạo vật, mà cả chúng ta là những kẻ hưởng ơn đầu mùa của Thánh Thần, chúng ta cũng rên siết trong khi ngóng chờ phúc làm nghĩa tử và ơn cứu độ thân xác chúng ta". Như thế thì quả thực "lời từ miệng Ta phán ra sẽ không trở lại với Ta mà không sinh kết quả, nhưng nó thực hiện ý muốn của Ta, và làm tròn sứ mạng Ta uỷ thác". Bài Đáp Ca hôm nay đã chất chứa tâm tình đầy lạc quan và hy vọng của "các tạo vật sẽ được giải thoát khỏi vòng nô lệ sự hư nát, để được thông phần vào sự tự do vinh hiển của con cái Thiên Chúa":

1) Chúa đã viếng thăm ruộng đất và tưới giội: Ngài làm cho đất trở nên phong phú bội phần. Sông ngòi của Thiên Chúa tràn trề nước, Ngài đã chuẩn bị cho thiên hạ có lúa mì.

2) Vì Ngài đã chuẩn bị như thế này cho ruộng đất: Ngài đã tưới giội nước vào những luống cày, và Ngài san bằng mô cao của ruộng đất. Ngài làm cho đất mềm bởi thấm nước mưa; Ngài chúc phúc cho mầm cây trong đất.

3) Chúa đã ban cho một năm hồng ân, và lốt xe ngự giá của Ngài khơi nguồn phong phú. Ðống đất hoang vu có nước chảy đầm đìa, và các đồi núi vận xiêm-y hoan hỉ.

4) Ðồng ruộng đông chật những đàn chiên dê, và các thung lũng được che lợp bằng ngũ cốc; muôn loài đều hát xướng và hoan ca.


Vậy chúng ta hãy sử dụng chính câu Alleluia hôm nay để nguyện rằng: "Lạy Cha, 'Lời Cha là chân lý; xin hãy thánh hoá chúng trong sự thật'. - Alleluia".